Cách chữa dị ứng nước hồ bơi, bể bơi HIỆU QUẢ – AN TOÀN

dị ứng nước hồ bơi

Dị ứng nước hồ bơi là bệnh rất hay gặp ở những người có làn da nhạy cảm, bơi lội ở những bể bơi không đạt chất lượng. Tuy bệnh này không gây nguy hiểm nhưng sẽ khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy khó chịu. Trong bài viết dưới đây, Tafuma Việt Nam sẽ hướng dẫn bạn cách chữa trị vô cùng đơn giản, hiệu quả.

Dị ứng nước hồ bơi – Biểu hiện cụ thể

Dị ứng là một bệnh phổ biến xảy ra khi hệ miễn dịch bị rối loạn mẫn cảm. Phản ứng xảy ra để chống lại các chất trong nước được gọi là chất gây dị ứng. Các phản ứng thường xảy ra nhanh chóng và có thể dự đoán trước được (Theo Wikipedia)

Khi bị dị ứng nước hồ bơi bạn sẽ gặp các một số biểu hiện như:

  • Vùng da trên cơ thể nổi mẩn đỏ, hay các nốt mề đay gây ngứa ngáy
  • Nếu để lâu tình trạng phát ban trên da diễn ra nhanh và dày đặc.
  • Tình trạng nổi mẩn đỏ thường xuất hiện ở những vùng da tiếp xúc với nước trước, sau lan ra những vùng khác.
  • Da xuất hiện mụn nhọt
  • Khó thở
  • Thở khò khè
  • Choáng váng, mệt mỏi.
  • Khó nuốt
  • Đau đầu

biểu hiện dị ứng nước hồ bơi

Biểu hiện dị ứng nước hồ bơi 

Các biểu hiện như khó thở, choáng váng, mệt mỏi,… là dấu hiệu dị ứng đang ở giai đoạn nặng. Tafuma Việt Nam khuyên bạn nên đến cơ sở Y tế gần nhất để các bác sĩ chẩn đoán và có biện pháp xử lý kịp thời, nhanh chóng.

Dị ứng nước bể bơi – Nguyên nhân 

Thông thường người bị dị ứng nước hồ bơi có làn da nhạy cảm, quá mẫn cảm với một số thành phần trong nước. Dưới đây là những nguyên nhân cụ thể gây ra dị ứng nước bể bơi:

1. Trong nước bể bơi có chứa nhiều vi sinh vật

Bể bơi là nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động thể thao dưới nước, nơi tập trung đông người, nhất là bể bơi thương mại. Các bể bơi ngoài trời rất dễ bị nhiễm khuẩn bởi bụi bẩn, lá cây, xác sinh vật,… Ngoài ra, nơi đây còn là nguồn thải các vi sinh vật, trên cơ thể người bơi như mồ hôi, mỹ phẩm, kem chống nắng, nước tiểu, nước bọt.

Do đó nếu nước trong hồ bơi không được thường xuyên xử lý kịp thời, hệ thống lọc làm việc không hiệu quả rất dễ tạo nên môi trường sống lý tưởng các loại sinh vật, gây nên tình trạng dị ứng nước hồ bơi cho người bơi.

2. Hàm lượng Clo và chất tẩy rửa vượt quá tiêu chuẩn 

Hóa chất Clo có tác dụng diệt khuẩn nước hồ bơi, nhưng nếu nằm ngoài ngưỡng cho phép là 0,3- 0,5 mg/l, hay các bể bơi vừa được xử lý nước xong đã đưa vào hoạt động, các hóa chất chưa bay hơi hết. Điều này khiến da bị kích ứng, nổi mẩn đỏ.

>> Có thể bạn quan tâm: Tiêu chuẩn nước bể bơi và (GIẢI PHÁP) đảm bảo nước đạt chuẩn

3. Da dị ứng với một số thành phần trong nước 

Để duy trì nguồn nước bể bơi trong sạch, loại bỏ vi khuẩn, cân bằng nước hồ bơi không thể không dùng đến các hóa chất.

Nhưng một số người có làn da nhạy cảm với một số thành phần hóa học có trong nước, rất dễ bị kích ứng, mần đỏ và làm tổn thương da,. Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh dị ứng nước hồ bơi.

nguyên nhân gây dị ứng nước bể bơi

Nguyên nhân gây dị ứng nước bể bơi

Cách chữa dị ứng nước bể bơi

Nếu như trong quá trình bơi lội, bạn thấy trên da xuất hiện mẩn đỏ, ngứa ngáy, nên nhanh chóng rời khỏi bể bơi, tắm tráng lại bằng nước sạch. Nếu cảm thấy đau đầu, khó thở, choáng váng thì nên đến ngay cơ sở Y tế gần nhất để điều trị.

Trong trường dị ứng nước hồ bơi nhẹ có thể điều trị theo một trong số phương pháp sau đây:

1. Điều trị ngay tại nhà

Nếu như các vết mẩn đỏ trên da không quá nghiêm trọng, có thể điều trị ngay tại nhà thì bạn nên:

  • Hạn chế tiếp xúc với nguồn nước gây ô nhiễm, chỉ nên lau người bằng nước ấm pha với một ít muối, quất. Tránh sử dụng các loại dầu, sữa tắm.
  • Không nên gãi mạnh vào vùng da bị ngứa, điều này rất dễ làm tổn thương da, để lại sẹo.
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, rau xanh để tăng sức đề kháng.
  • Nên kiêng các thực phẩm như gà, thịt bò, hải sản, rau muống,…

 2. Bôi kem ngoài da 

Bạn có thể bôi các loại kem dị ứng nhưng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Nên thực hiện bôi kem đúng giờ, theo liều lượng của nhà sản xuất để các vùng da mau lành, giảm ngứa ngáy, tránh lây lan khắp cơ thể.

cách chữa dị ứng nước bể bơi

Bôi kem ngoài da 

3. Sử dụng thuốc dị ứng 

Khi bị dị ứng, cơ thể sẽ xuất hiện hàm lượng Histamin cao. Để cải thiện tình trạng này bạn có thể sử dụng các loại thuốc kháng Histamin như Dexchlorpheniramine, Hydroxyzine, Chlorpheniramine…  Tuy nhiên loại thuốc này rất dễ gây buồn ngủ, các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu để loại bỏ tác dụng phụ này.

Lưu ý: Nên sử dụng liều lượng theo kê đơn của bác sĩ, tránh sử dụng tự tiện sẽ dẫn đến việc ngộ độc thuốc, quá liều,…

4. Tắm bằng các loại lá đông y

Trong thiên nhiên, có một số loại thảo dược như lá khế, lá ổi, gừng, tía tô, hương nhu,… có đặc tính kháng khuẩn cao. Do đó bạn có thể kết hợp các loại thảo dược này, đun nước sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng dị ứng nước hồ bơi.

cách chữa dị ứng nước bể bơi

Tắm bằng các loại lá đông y 

5. Điều trị bằng quang học 

Đây là phương pháp đem lại hiệu quả cao, giúp loại bỏ bệnh dị ứng nước nhanh chóng. Tuy nhiên chi phí rất cao, nhưng nó kiểm soát ngừa ngáy và lây lan rất tốt.

Theo đó các bác sĩ sẽ sử dụng ánh sáng nhân tạo PUVA và PUVB chiếu trực tiếp lên vùng da bị tổn thương để ức chế thụ thể histamin, nhanh chóng làm lành. Tuy nhiên việc lạm dụng phương pháp sẽ ảnh hưởng đến làn da của người bệnh.

cách chữa dị ứng nước bể bơi

Điều trị bằng quang học 

Làm thế nào để tránh bị dị ứng nước bể bơi?

Nếu như bạn là người đam mê môn thể thao bơi lội, không muốn gặp phải tình trạng dị ứng thì hãy lưu ý các điều sau đây:

  • Nếu bạn có làn da nhạy cảm, dị ứng do cơ địa nên hạn chế đi bơi.
  • Lựa chọn các cơ sở kinh doanh bơi lội uy tín, sạch sẽ, được nhiều khách hàng phản hồi tốt.
  • Tránh xa các hồ bơi có mật độ người bơi đông, nhất là vào cuối tuần.
  • Sử dụng kem chống nắng, hoặc kem dưỡng có vitamin C để hạn chế tác hại của Clo.
  • Nên tắm tráng lại bằng nước sạch, gội đầu sau mỗi lần đi bơi.
  • Nếu phát hiện trên da xuất hiện các dấu hiệu bị eczema như rỉ nước, ngứa đỏ có thể dùng kem chứa corticoid và ngừng đi bơi cho đến khi khỏi.

Dị ứng nước hồ bơi không phải là một loại bệnh nặng nhưng gây ngứa ngáy khó chịu, làm ảnh hưởng không tốt đến trải nghiệm bơi. Tafuma Việt Nam hy vọng qua bài viết này bạn sẽ biết các điều trị cho những người gặp tình trạng này và các lưu ý để tránh bị dị ứng với nước bể bơi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *