Tiêu chuẩn nước bể bơi và (GIẢI PHÁP) đảm bảo nước đạt chuẩn

Tiểu chuẩn nước bể bơi

Tiêu chuẩn nước bể bơi được đánh giá dựa trên những tiêu chí nào? Giải pháp xử lý tốt nhất giúp cho nước bể bơi luôn sạch sẽ, an toàn và đạt chuẩn. Tham khảo bài viết dưới đây của Tafuma Việt Nam để có câu trả chính xác nhất!

Tiêu chuẩn nước bể bơi – Thông tư 02/2011/TT-BVHTTDL 

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã ban hành thông tư 02/2011/TT-BVHTTDL quy định về tiêu chuẩn chất lượng nước bể bơi của cơ sở, tổ chức hoạt động bơi lội. Theo đó nước bể bơi phải đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng nước sinh hoạt theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (QCVN 02: 2009/BYT) ban hành kèm theo thông tư số 05/2009/BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Cụ thể như sau: 

STT  Thông số  Chỉ tiêu  Áp dụng 
1 Độ trong  > 25 độ sneller nhìn thấy đáy hồ
2 Độ màu  < 5 hoặc 6 đơn vị trong thang màu hồ bơi ngoài trời
< 2 đơn vị trong thang màu hồ bơi trong nhà
3 Hàm lượng chất vẩn đục  < 2mg/l hồ bơi ngoài trời
< 1mg/l hồ bơi trong nhà
4 Độ pH  7,3-7,6
5 Độ cứng ( tính theo CaCO3) 500mg/l
6 Clorua < 0,5mg/l
7 Amoniac < 0,5mg/l

Theo như quy định về tiêu chuẩn nước bể bơi, các chỉ số trên phải được duy trì và kiểm tra ít nhất 1 lần/ngày, lưu mẫu nước (500ml) sau mỗi lần kiểm tra tối thiểu 5 ngày. Bên cạnh đó mỗi lần kiểm tra đều phải lưu hồ sơ và cung cấp khi được các cơ quan chức năng có thẩm quyền yêu cầu. 

Tiêu chuẩn nguồn nước cấp

Cùng tham khảo tiêu chuẩn nước hồ bơi theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 02:2009/BYT) ban hành kèm theo Thông tư số 05/2009/BYT ngày 17/6/ 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 

Tên chỉ tiêu  Đơn vị Giới hạn tối đa cho phép  Phương pháp thử  Mức độ giám sát
Màu sắc TCU 15 TCVN 6185 – 1996 (ISO 7887- 1985) hoặc SMEWW 2120 A
Mùi vị Không có mùi lạ Cảm quan, hoặc SMEWW 2150 B và 2160 B A
Độ đục NTU 5 TCVN 6184 – 1996 (ISO 7027 – 1990) hoặc SMEWW 2130 B A
Clo dư mg/l 6 – 8,5 SMEWW 4500Cl hoặc US EPA 300.1 A
pH 3 TCVN 6492:1999 hoặc SMEWW 4500 – H+ A
Hàm lượng amoni mg/l 0,5 SMEWW 4500 – NH3 C hoặc SMEWW 4500 – NH3 D A
Hàm lượng sắt tổng mg/l 4 TCVN 6177- 1996 (ISO 6332 – 1988) hoặc SMEWW 3500 – Fe B
Chỉ số pecmanganat mg/l TCVN 6186:1996 hoặc ISO 8467:1993 (E) A
Độ cứng  mg/l TCVN 6224 – 1996 hoặc SMEWW 2340 C B
Hàm lượng Clorua  mg/l TCVN 6194 – 1996 (ISO 9297- 1989) hoặc SMEWW 4500 – Cl- D A
Hàm lượng Florua  mg/l TCVN 6195- 1996 (ISO 10359 – 1 – 1992) hoặc SMEWW 4500 – F- B
Hàm lượng Asen tổng mg/l 0,05 TCVN 6626:2000 hoặc SMEWW 3500 – As B B
Coliform tổng vi khuẩn /100ml 150 TCVN 6187- 1,2:1996 (ISO 9308 – 1,2 – 1990) hoặc SMEWW 9222 A
E. coli hoặc Coliform chịu nhiệt vi khuẩn /100ml 20 TCVN 6187- 1,2:1996 (ISO 9308-1,2- 1990) hoặc SMEWW 9222 A

Trong đó: 

  • (*) là chỉ tiêu cảm quan
  • Giới hạn tối đa cho phép I: Áp dụng đối với các cơ sở cung cấp nước 
  • Giới hạn tối đa cho phép II: Áp dụng đối với các hình thức khai thác nước của cá nhân, hộ gia đình (các hình thực cấp nước bằng đường ống chỉ qua xử lý đơn giản như giếng khoan, giếng đào,…) 

Bạn có thể xem thêm bài viết: Xử lý nước bể bơi bị nhiễm sắt (HIỆU QUẢ) qua 5 bước

Tiêu chuẩn nồng độ pH và Clo trong nước

Đây là hai tiêu chuẩn nước bể bơi quan trọng hành đầu mà bạn cần quan tâm khi vận hành bể bơi để đảm bảo chất lượng nước tốt nhất: 

  • Nồng độ pH: 7,2 – 7,6.
  • Nồng độ clo trong nước hồ bơi:  0,4 – 1 PPM.
  • Độ kiềm: 50-100mg/lít.
  • Độ cứng: 200mg/lít.
  • Chuẩn kali: <1%
  • Nước trong hồ phải chăng, nhìn được đáy. 
  • Màu nước không quá 10 độ côbalt
  • Nhiệt độ nước không quá 20-26 độ C. 

Nếu như nguồn nước chưa đạt các chỉ tiêu này cần thực hiện các phương pháp để cân bằng các thành phần.  

Tiêu chuẩn hóa chất trong nước bể bơi

Đối với các công trình dù là bể bơi kinh doanh hay bể bơi thi đấu đều phải đáp ứng chỉ tiêu về nồng độ hóa chất như sau:

STT Thông số Chỉ tiêu Áp dụng
1 PH 6,5-8
2 Độ màu 5-50
3 Độ cứng (CaCO3) Pt – Co 150-500
4 Tổng lượng kiềm ( CaCO3) Mg/l 80 – 50
5 Chất rắn lơ lửng Mg/l < 20
6 Oxy hòa tan Mg/l > 6
7 Asen Mg/l < 0,05
8 Cadimi Mg/l < 0,01
9 Chì  Mg/l < 0,05
10 Crôm Mg/l < 0,05
11 Xyanua Mg/l < 0,01
12 Đồng Mg/l < 1
13 Florua  Mg/l < 1
14 Kẽm Mg/l < 0,5
15 Mangan Mg/l 0,1
16 Amoniac (tính theo N) Mg/l < 0,005
17 Phenol Mg/l < 0,001
18 Sắt Mg/l 1-5
19 Sunphat Mg/l 200-400
20 Thủy Ngân Mg/l < 0,001
21 BOD Mg/l 0-25
22 COD Mg/l 35
23 Fecalcoli MPN/100ml 0
24 Coliform MPN/100ml 3

Đảm bảo chất lượng nước hồ bơi như thế nào?

Để đảm bảo tiêu chuẩn nước bể bơi bạn cần tiến hành các biện pháp dưới đây:

1. Lắp đặt hệ thống lọc tuần hoàn

Hãy bật hệ thống lọc từ 4 – 6 giờ mỗi ngày để có chất lượng nước tốt nhất, loại bỏ cặn bẩn có trong nguồn nước. Một chú ý dành cho bạn là nên sử dụng và lắp đặt những thiết bị có chất lượng, tuổi thọ sử dụng cao để không chỉ đảm bảo hiệu quả khi hoạt động mà còn tránh được những hỏng hóc và sai xót kỹ thuật khi vận hành

Lắp đặt hệ thống lọc tuần hoàn

2. Cần xử lý nước bằng hóa chất trong các trường hợp cần thiết

Trường hợp nồng độ Clo ở mức thấp: Xử lý bằng cách thêm hóa chất Clo viên hoặc chlorine 70%. Lưu ý sau khi thêm hóa chất cần chờ 1 thời gian từ 2 – 3 tiếng sau đó mới sử dụng.

Hóa chất xử lý nước bể bơi

Hình ảnh minh họa: Hóa chất giúp duy trì tiêu chuẩn nước hồ bơi trong trường hợp cần thiết

Hóa chất Clo viên

Hình ảnh: hóa chất xử lý nước bể bơi clo viên

Trường hợp nồng độ Clo cao hơn mức chuẩn: Để cho Clo tự bay hơi.

Trường hợp độ pH thấp hơn mức 7.2: Cần sử dụng hóa chất pH+ để tăng nồng độ. Liều lượng là 100m3 tương đương với 1 kg hóa chất và sẽ cho 0.1 thang điểm trên thang đo pH.

Hóa chất bể bơi pH+

Hình ảnh minh họa: hóa chất bể bơi pH+ giúp tăng nồng độ pH

Trường hợp độ pH cao hơn mức 7.6: Khi ấy bạn cần sử dụng hóa chất pH- để giảm độ pH. Bạn hãy sử dụng hóa chất này với liều lượng 1kg hóa chất tương đương với 100m3 và sẽ giảm tương ứng 0.1 trên thanh pH.

Bạn có thể xem thêm bài viết: Cách tính pH – Công thức tính nồng độ pH (CHUẨN NHẤT)

3. Đừng quên cọ rửa và vệ sinh bể bơi một cách thường xuyên

Ngoài hệ thống lọc tuần hoàn, các hóa chất xử lý nước, để đáp ứng đúng tiêu chuẩn nước hồ bơi thì còn cần thực hiện vệ sinh bằng các thiết bị chuyên dụng để làm sạch một cách toàn diện. Bạn có thể dùng các thiết bị như

  • Bàn hút để thu gom các chất bẩn lắng dưới đáy hồ ra ngoài.
  • Chổi cọ để làm sạch các vị trí thành và đáy hồ.
  • Vợt vớt rác: Để loại bỏ các mảnh rác lớn trên bề mặt nước
  • Ống mềm, sào nhôm: Để kết nối dài tay cầm của các thiết bị vệ sinh

Trên đây Tafuma Việt Nam đã đưa ra toàn bộ thông tin chi tiết về tiêu chuẩn nước bể bơi và giải pháp xử lý giúp nước hồ bơi đạt chuẩn. Quý khách hàng cần tư vấn chi tiết về hóa chất bể bơi vui lòng liên hệ hotline 0969.616.001 để được hỗ trợ!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *