Cách xử lý nước có độ pH cao như thế nào? Bạn không biết nên áp dụng cách xử lý nào cho hiệu quả? Bạn cũng không biết nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Cùng Tafuma Việt Nam đi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.
1. pH là gì?
pH được định nghĩa là logarit âm của nồng độ ion hydro chạy trong khoảng từ 0 – 14.
Công thức tính pH: pH = -log[H+]
Độ pH là mức độ hoạt động của ion H+ trong môi trường dung dịch, dưới sự tác động của hằng số điện lý. Hiện nay tất cả các dung dịch khi tồn tại ở dạng lỏng, đều sẽ có độ pH riêng. Nồng độ này sẽ cho biết mức độ ảnh hưởng của dung dịch đó là lợi hay hại.
2. Tại sao phải đo độ pH của nước?
Hiện nay độ pH của nước nằm trong ngưỡng từ 0-14. Cụ thể như sau:
- pH nước < 7: Nước có tính axit.
- pH nước = 7: Nước trung tính.
- pH nước > 7: Nước có tính kiềm.
Thông qua việc đo nồng độ này, chúng ta có thể đánh giá liệu nguồn nước đó có làm ăn mòn thiết bị đường ống hay các vật chứa nước hay không. Đồng thời chúng ra cũng có thể đánh giá được khả năng hòa tan của các loại như đồng, sắt…vào nước ra sao.
- Đối với nước sinh hoạt, nồng độ phù hợp là từ 6 – 8.5.
- Đối với nước bể bơi, nồng độ thích hợp từ 7,2-7,6.
3. Nồng độ pH cao có ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người?
Nhìn chung nếu nồng độ này không phù hợp, sẽ ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe con người. Cụ thể như sau:
- Nếu độ pH thấp, nghĩa là nước có tính axit: Sau một thời gian dài sử dụng nguồn nước có tính axit, sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con người, dẫn đến các hiện tượng như ợ chua, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa…Đặc biệt, nếu nước có nồng thấp sẽ phản ứng với clo tạo nên trihalomethane gây ra bệnh ung thư.
- Nếu nồng độ pH cao (nước có tính bazo): Nếu sử dụng nguồn nước này, sau một thời gian sử dụng sẽ gây ra bệnh sỏi thận.
4. Cách xử lý nước có độ pH cao
Hiện nay có nhiều cách xử lý nước có độ pH cao. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến, thường xuyên được sử dụng. Chúng tôi thông tin để các bạn được biết:
4.1. Cần phải biết cách đo pH nước
Trước khi chọn lựa phương pháp xử lý, chúng ta cần phải biết cách đo sao cho chuẩn nhất. Về cách đo này, các bạn có thể tham khảo một số cách đo như:
Sử dụng giấy quỳ tím
Khi sử dụng quỳ tím để test, các bạn thực hiện bằng cách nhúng giấy quỳ vào dung dịch cần test. Nếu giấy quỳ chuyển sang màu xanh thì dung dịch có tính bazo. Nếu nhận thấy giấy quỳ chuyển sang màu đỏ, chứng tỏ dung dịch có tính axit.
Phương pháp này sẽ giúp bạn nhanh chóng xác định được tính axit hay bazo của nước. Nhưng lại không thể đo chính xác nồng độ mạnh, yếu của dung dịch đó.
Sử dụng bộ test thử nước SPS
Đối với bộ test nước này sẽ kèm theo dung dịch Oto và Phenol. Các bạn sẽ lấy mẫu nước cần test để cho vào ống nghiệm, sau đó nhỏ dung dịch OTO và Phenol theo đúng hướng vào từng ống nghiệm.
Với phương pháp này, các bạn có thể biết được chính xác nồng độ pH và Clo dư trong nước đang ở ngưỡng nào.
Bạn có thể xem thêm về cách tính pH tại bài viết: Cách tính pH – Công thức tính nồng độ pH (CHUẨN NHẤT)
4.2. Phương pháp trung hòa
Cách xử lý nước có độ pH cao tiếp theo là phương pháp trung hòa. Các bạn có thể trộn dung dịch có tính axit và tính kiềm, tiếp đến sẽ bổ sung các tác nhân hóa học như: Ca(OH)2, dung dịch vôi tôi, xút, xô đa…để đưa nồng độ này về ngưỡng tiêu chuẩn.
4.3. Phương pháp kết tủa
Phương pháp này được dùng với mục đích loại bỏ photpho và ion kim loại có trong nước. Để nâng cao khả năng kết tủa, chúng ta có thể bổ sung một số hóa chất như: Na3C6H5O7 (muối trisodium),….
4.4. Phương pháp truyền thống
Ngoài việc áp dụng những cách xử lý nước có độ pH cao như chúng tôi vừa chia sẻ, các bạn hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp truyền thống để xử lý như: bơm định lượng để cân bằng hóa chất hay điều chỉnh bằng máy nồng độ pH,…
Như vậy Tafuma Việt Nam vừa cùng bạn đi tìm hiểu chi tiết về cách xử lý nước có độ pH cao. Dựa vào những thông tin mà chúng tôi chia sẻ, có lẽ các bạn cũng đã biết phương pháp nào phù hợp rồi đúng không nào. Nếu còn bất kỳ thông tin gì liên quan đến vấn đề này cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay đến chúng tôi theo số 0972821009 để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời nhé.