Cách xử lý nước có độ pH cao – Hướng dẫn (CHI TIẾT)

Cách xử lý nước có độ pH cap
Cách xử lý nước có độ pH cao như thế nào? Bạn không biết nên áp dụng cách xử lý nào cho hiệu quả? Bạn cũng không biết nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Cùng Tafuma Việt Nam đi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

1. pH là gì?

pH được định nghĩa là logarit âm của nồng độ ion hydro chạy trong khoảng từ 0 – 14.

Công thức tính pH: pH = -log[H+]

Độ pH là mức độ hoạt động của ion H+ trong môi trường dung dịch, dưới sự tác động của hằng số điện ly. Hiện nay tất cả các dung dịch khi tồn tại ở dạng lỏng, đều sẽ có độ pH riêng. Nồng độ này sẽ cho biết mức độ ảnh hưởng của dung dịch đó là lợi hay hại.

Hiện nay độ pH của nước nằm trong ngưỡng từ 0-14. Cụ thể như sau:

  • pH nước < 7: Nước có tính axit.
  • pH nước = 7: Nước trung tính.
  • pH nước > 7: Nước có tính kiềm.

Bạn có thể xem thêm về cách tính pH tại bài viết: Cách tính pH – Công thức tính nồng độ pH (CHUẨN NHẤT)

Tại sao phải đo độ pH của nước

2. Độ pH trong nước ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe con người?

2.1. Độ pH tiêu chuẩn

Ở mỗi loại nước khác nhau thì độ pH cũng sẽ khác nhau

  • Với nước giếng và nước sinh hoạt hàng ngày: Nước sinh hoạt gồm các loại nước như nước ngầm, nước mưa,… Độ pH của các loại nước này thường ở mức 7.5, nước giếng mang tính kiềm.
  • Với nước đóng chai: Các loại nước đóng chai bán trên thị trường phải đảm bảo đạt chuẩn QCVN 6-11:2010/BYT. Thông thường, độ pH của nước đóng chai nằm trong khoảng 6.5 đến 7.5, phù hợp với cơ thể con người.
  • Với nước từ máy lọc RO: Máy lọc nước RO là loại thiết bị được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Nước tinh khiết từ thiết bị này thường có độ pH khoảng 5 – 7.
  • Với nước uống kiềm: Nước ion kiềm được xem là nguồn nước uống khỏe, rất có lợi cho cơ thể người dùng, do đó rất được ưa chuộng trong thời gian gần đây. Loại nước này có độ pH từ 8 – 9. Nguồn nước này có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, duy trì tốc độ pH và ngăn ngừa bệnh mãn tính…

2.2. Ảnh hưởng của nước có độ pH cao

Nhìn chung nếu nồng độ này không phù hợp, sẽ ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe con người. Cụ thể như sau:

  • Nếu độ pH thấp, nghĩa là nước có tính axit: Sau một thời gian dài sử dụng nguồn nước có tính axit, sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con người, dẫn đến các hiện tượng như ợ chua, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa…Đặc biệt, nếu nước có nồng độ thấp sẽ phản ứng với clo tạo nên trihalomethane gây ra bệnh ung thư.
  • Nếu nồng độ pH cao (nước có tính bazo): Nếu sử dụng nguồn nước này, sau một thời gian sử dụng sẽ gây ra bệnh sỏi thận.

nước có độ pH cao có ảnh hưởng gì đến con người

3. Cách xử lý nước có độ pH cao

Hiện nay có nhiều cách xử lý nước có độ pH cao. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến, thường xuyên được sử dụng. Chúng tôi thông tin để các bạn được biết:

3.1. Cách đo độ pH trong nước

Để xử lý nước có độ pH cao, trước hết bạn cần xác định được chính xác độ pH trong nước để có thể chọn lựa giải pháp xử lý phù hợp nhất. Dưới đây là một số cách đo độ pH thông dụng mà bạn có thể tham khảo: 

a, Dùng chất chỉ thị màu

Bạn có thể dễ dàng đo được độ pH trong nước khi sử dụng phương pháp này. Thế nhưng khi đo sẽ dẫn đến một số sai số khi nhiệt độ thay đổi hay các chất hữu cơ trong dung dịch từ đó dẫn tới kết quả không chính xác hoàn toàn.

Bạn chỉ cần lấy dụng cụ kiểm tra độ pH ngâm sẵn trong chất chỉ thị sau đó ngâm vào dung dịch cần kiểm tra. Sau khi ngâm thì đối chiếu với màu chuẩn và xác định độ pH.

b, Dùng quỳ tím

Việc dùng quỳ tím giúp đo tính axit, bazo cũng như trung hòa của dung dịch. Nếu quỳ tím chuyển sang đỏ thì dung dịch có tính axit. Nếu chuyển sang xanh thì dung dịch có tính bazo.

c, Dùng máy đo độ pH

Đây được coi là phương pháp đem đến hiệu quả cao nhất mà lại vô cùng đơn giản và tiện lợi. Với loại máy đo này, bạn có thể kiểm tra chính xác mẫu dung dịch, tạp chất.

Trên đây là 3 phương pháp đo độ pH đơn giản và dễ thực hiện nhất. Ngoài ra, phương pháp điện cực Hydro hay sử dụng điện cực Quihydron, điện cực antimon, dùng cảm biến bán dẫn,… cũng là những phương pháp giúp bạn đo được độ pH của dung dịch.

3.2. Phương pháp trung hòa

Cách xử lý nước có độ pH cao đầu tiên có thể kể đến là phương pháp trung hòa. Các bạn có thể trộn dung dịch có tính axit và tính kiềm, tiếp đến sẽ bổ sung các tác nhân hóa học như: Ca(OH)2, dung dịch vôi tôi, xút, xô đa…để đưa nồng độ này về ngưỡng tiêu chuẩn.

3.3. Phương pháp kết tủa

Phương pháp này được dùng với mục đích loại bỏ photpho và ion kim loại có trong nước. Để nâng cao khả năng kết tủa, chúng ta có thể bổ sung một số hóa chất như: Na3C6H5O7 (muối trisodium),…. 

3.4. Phương pháp truyền thống

Ngoài việc áp dụng những cách xử lý nước có độ pH cao như chúng tôi vừa chia sẻ, các bạn hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp truyền thống để xử lý như: bơm định lượng để cân bằng hóa chất hay điều chỉnh bằng máy nồng độ pH,… 

Như vậy Tafuma Việt Nam vừa cùng bạn đi tìm hiểu chi tiết về cách xử lý nước có độ pH cao. Dựa vào những thông tin mà chúng tôi chia sẻ, có lẽ các bạn cũng đã biết phương pháp nào phù hợp rồi đúng không nào. Nếu còn bất kỳ thông tin gì liên quan đến vấn đề này cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay đến chúng tôi theo số 0972821009 để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *