Đuối nước là gì? Cách phòng tránh tai nạn đuối nước

Đuối nước là gì - Cách phòng tránh tai nạn đuối nước

Tình trang đuối nước ở nước ta đang diễn ra với tỷ lệ báo động. Vậy đuối nước là gì? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Hậu quả nào có thể xảy ra? Cách phòng tránh tai nạn đuối nước diễn ra là gì? Tafuma Việt Nam sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn đọc trong bài viết sau đây. Theo dõi ngay để cập nhật những thông tin hữu ích bạn nhé!

Đuối nước là gì? Hậu quả có thể xảy 

Theo thống kê của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội: “Hàng năm Việt Nam xảy ra hơn 2000 trường hợp trẻ em tử vong do đuối nước”. Đây là tỷ lệ báo động cho toàn xã hội vì con số này đang cao nhất Đông Nam Á và cao hơn gấp 10 lần so với những nước đang phát triển. Vậy đuối nước là gì? Hậu quả đuối nước có thể xảy ra như thế nào?

1. Đuối nước là gì?

Đuối nước theo định nghĩa của tổ chức y tế WHO là hiện tượng khí quản của con người bị chất lỏng (thường là nước) xâm nhập vào dẫn đến khó thở. Nói cách khác, đuối nước là từ để thể hiện tình trạng người bị ngạt dưới nước. Đây là giai đoạn cuối cùng trước khi nạn nhân rơi vào trạng thái tử vong.

Đuối nước là từ để thể hiện tình trạng người bị ngạt dưới nước

Đuối nước là từ để thể hiện tình trạng người bị ngạt dưới nước

Nạn nhân đuối nước cần được chăm sóc y tế ngay lập tức để ngăn ngừa các biến chứng xảy ra. Tình trạng này có thể xảy ra với tất cả mọi người, bao gồm cả người biết bơi, người chưa biết bơi, người lớn, đặc biệt là trẻ em. Những người xung quanh tuyệt đối không được đánh giá tình trạng của nạn nhân dựa vào thời gian đuối nước. Khi được cấp cứu kịp thời thì nạn nhân vẫn có cơ hội sống sót.

2. Hậu quả có thể xảy khi bị đuối nước là gì?

Hậu quả nghiêm trọng nhất của đuối nước là nạn nhân rơi vào trạng thái tử vong. Trong trường hợp được cấp cứu kịp thời thì vẫn có thể để lại hậu quả nghiệm trọng gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe.

  • Nạn nhân mắc hội chứng suy hô hấp cấp, viêm phổi,… do thiếu oxy trong cơ thể.
  • Tổn thưởng não, tổn thương thể chất, mất cân bằng dịch cơ thể về các chất hóa học.
  • Người bị đuối nước có thể rơi vào trạng thái sống thực vật vĩnh viễn.

Hiện tượng đuối nước gồm có mấy giai đoạn?

Khi tình trạng đuối nước xảy ra, nạn nhân sẽ không thể thở được do ngập dưới nước trong một khoảng thời gian nhất định. Lúc này, lượng khí oxy đi vào cơ thể giảm mạnh, các cơ quan trong cơ thể cũng từ đó ngừng hoạt động do thiếu oxy. Từng độ tuổi sẽ có khoảng thời gian đuối nước khác nhau, đối với trẻ nhỏ có thể chỉ kéo dài trong vài giây. Tất cả các nạn nhân bị đuối nước sẽ trải qua 3 giai đoạn sau:

Hiện tượng đuối nước có 3 giai đoạn

Hiện tượng đuối nước có 3 giai đoạn

  • Giai đoạn 1: Bắt đầu chìm.
  • Giai đoạn 2: Nước tràn vào mũi, miệng, thanh quản có phản xạ co thắt và phổi vẫn còn khô.
  • Giai đoạn 3: Thiếu oxy nghiêm trọng do đường thở bị tràn dịch, mô phổi bị tổn thương và giảm diện tích khuếch tán,…

Triệu chứng lâm sàng người bị đuối nước có thể gặp phải

Bản chất của việc đuối nước là tình trạng cơ thể thiếu oxy do không thể hô hấp được. Chính vì vậy, người gặp nạn sẽ có những triệu chứng lâm sàng như sau:

  • Khó thở, thở nhanh, đau sau xương ức.
  • Tăng tiết đờm lẫn máu, da chuyển tím tái.
  • Mất ý thức, co giật.
  • Phù não do thiếu oxy.
  • Tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim và giảm huyết áp.

Triệu chứng lâm sàng khi bị đuối nước

Triệu chứng lâm sàng của người bị đuối nước

Nguyên nhân gây ra tình trạng đuối nước là gì?

Như đã chia sẻ ở trên, bất kỳ ai khi tham gia bơi lội đều có nguy cơ gặp tình trạng đuối nước. Tình trạng này có thể diễn ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng có 3 nguyên nhân chính là:

1. Không biết bơi

Phần lớn những người đuối nước thường không biết bơi do không có kỹ năng bơi lội cơ bản. Những người biết bơi thường được trang bị một vài kỹ năng cơ bản nên khi gặp tình trạng này sẽ có khả năng ngoi lên mặt nước lâu hơn.

Không biết bơi

Không biết bơi

2. Chuột rút khi bơi

Chuột rút là hiện tượng thường gặp khi bơi, đặc biệt là với những người chủ quan không khởi động kỹ càng. Có rất nhiều tai nạn đuối nước xảy ra do bị chuột rút. Đối với những người bơi giỏi, nếu bị chuột rút khi bơi vẫn có nguy cơ cao gặp tình trạng đuối nước. Hiện tượng chuột rút khi bơi không được xử lý kịp thời sẽ gây nên hậu quả nghiêm trọng.

Chuột rút khi bơi

Chuột rút khi bơi

3. Bơi tại vị trí không an toàn

Lựa chọn vị trí bơi là một điều cực kỳ quan trọng để giảm thiếu tối đa xảy ra các tai nạn dưới nước, đặc biệt là đuối nước. Những vùng nước sâu, có nguy cơ sụt cát, xoáy nước là những vị trí không an toàn khi bơi lội. Tại Việt Nam, ven sông, ven hồ thường là địa điểm diễn tình trạng bơi lội tự phát. Đây cũng là một trong những vị trí không an toàn thường xuyên xảy ra tình trạng đuối nước.

Bơi tại vị trí không an toàn

Bơi tại vị trí không an toàn

4. Không trang bị đồ cứu hộ

Khi tham gia bơi lội, những người chưa biết bơi cần trang bị và sử dụng đầy đủ những thiết bị cứu hộ, người người biết bơi cần được trang bị dụng cụ cứu hộ ở xung quanh để sẵn sàng ứng cứu bất cứ khi nào. Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ cần thiết như phao bơi giúp giảm thiểu tối đa các tai nạn khi bơi lội.

Hướng dẫn cấp cứu cho người bị đuối nước

Ngay khi phát hiện ra người bị đuối nước thì phải nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nước và thực hiện sơ cứu, tống xuất nước ra khỏi phổi, dạ dày. Như vậy có thể ngăn ngừa hậu quả của đuối nước khiến người nạn nhân tử vong. Tùy từng trường hợp có các cách cấp cứu khác nhau.

1. Trường hợp người cứu nạn không biết bơi

Khi nhận thấy người tham gia bơi lội có các dấu hiệu đuối nước như liên tục vùng vẫy, miệng luôn ở trên mặt nước và cố với để kêu gọi sự giúp đỡ. Thì cần ứng cứu kịp thời để giảm thiểu những hậu quả nghiêm trọng xảy ra với nạn nhân. Trong trường hợp bạn không biết bơi thì cần hô hoán, tập trung mọi người để tìm sự trợ giúp. Bạn có thể lựa chọn những cách cứu người không biết bơi như sau:

a. Nạn nhân ở phía gần bờ

Nếu nạn nhân bị đuối nước ở ngay gần bờ thì hãy nằm sấp xuống đồng thời dang rộng chân để đảm bảo bạn ở vị trí thăng bằng. Không nên rướn người quá mức về phía hồ nước.

Với tay mình ra phía người bị nạn và kéo

Với tay mình ra phía người bị nạn và kéo

Sau đó, với tay mình ra phía người đang gặp nạn và hô to “bám lấy tay của tôi”. Cần nói to, rõ ràng, mạch lạc. Tuyệt đối không cứu nạn khi bạn đang đứng vì có thể bạn sẽ bị ngã xuống nước.

b. Nạn nhân ở phía xa bờ

Nếu nạn nhân ở quá tầm với của bạn, hãy sử dụng các vật dụng như sào cứu hộ, móc cứu hộ để người bị nạn bám vào rồi kéo nạn nhân vào bờ. Bên cạnh đó, có thể các thiết bị cứu hộ xuống nước cho nạn nhân như phao bơi, áo phao, đệm nổi,… Khi ném cần hô to để báo hiệu cho nạn nhân. Đồng thời, chú ý dòng nước để đảm bảo thiết bị cứu hộ được ném về đúng phía và gần nạn nhân.

Dùng thiết bị cứu hộ như sào nhôm

Dùng thiết bị cứu hộ như sào nhôm

2. Trường hợp người cứu biết bơi

Trong trường hợp bạn biết bơi và muốn cứu hộ nạn nhân thì cũng cần tự tin với khả năng cứu hộ của mình. Quán tình của người đuối nước là bám chặt vào bất cứ vật gì họ có thể với được. Nếu bạn không có kỹ năng cứu hộ thì nguy cơ cao là cả hai người cùng sẽ bị dìm xuống.

  • Bạn có thể nhảy ngay xuống nước để đưa nạn nhân lên bờ, chú ý mang theo phao bơi, áo phao để đảm bảo an toàn cho cả hai.
  • Khi tiếp cận nạn nhân, bạn nên bơi sải để nhanh chóng đến được vị trí của nạn nhân. Nếu ở vùng nước nguy hiểm thì cần sử dụng các kỹ thuật bơi phù hợp.
  • Nếu có mang theo phao thì khi đến gần hãy ném phao để nạn nhân bám vào. Sau đó, tiếp tục bơi về phía người bị nạn và kéo nạn nhân vào bờ từ phía sau.
  • Lưu ý giữ khoảng cách an toàn vì nạn nhân trong khi hoảng loạn có thể nắm chặt lấy bạn và gây ra nguy hiểm cho cả hai người.

Cần tự tin với khả năng cứu hộ của mình

Cần tự tin với khả năng cứu hộ của mình

Trong cả hai trường hợp trên, sau khi đưa được nạn nhân lên bờ thì cần thực hiện sơ cứu kịp thời và báo ngay cho đơn vị y tế. Trước hết, bạn cần kiểm tra xem nạn nhân còn thở hay không, Nếu họ không còn thở thì hãy bắt mạch ở cổ tay hoặc trên cổ nạn nhân trong vòng 10 giây.

  • Nếu mạch không còn đập, cần thực hiện hồi sức tim phổi ngay theo hướng dẫn sau: Đầu tiên, đặt gốc cổ tay lên giữa ngực nạn nhân. Đặt lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia. Giữ khuỷu tay thẳng và vai vuông góc với hai tay. Sau đó, thực hiện ép tim 30 lần, tần suất 100 lần/phút. Mỗi lần ấn sâu khoảng 5cm. Kiểm tra xem nạn nhân đã thở lại được hay chưa.
  • Bên cạnh đó, bạn có thể thực hiện hỗ trợ hô hấp bằng cách: Để cổ nạn nhân ngửa và nâng cằm lên. Kẹp mũi lại, áp miệng của mình vào miệng nạn nhân để thổi ngạt với tần suất 2 lần/giây. Thực hiện hô hấp nhân tạo cho bạn nhân 2 lần sau 30 lần ép tim. Nên thực hiện đến khi nạn nhân tự thở được hoặc có sự giúp đỡ của đội ngũ y tế.

Sơ cứu kịp thời

Sơ cứu kịp thời

Cách phòng tránh tai nạn đuối nước là gì?

Nguyên nhân đuối nước diễn ra do đâu thì cần bám sát vào đó để phòng tránh tai nạn đuối nước. Với những nguyên nhân chính kể trên, chúng ta có thể phòng tránh tai nạn đuối nước bằng những cách sau:

1. Học bơi

Bơi lội là một môn thể thao cực kỳ tốt cho sức khỏe, giúp bạn trang bị thêm những kỹ năng giải cứu bản thân khi gặp tai nạn dưới nước. Ngày nay, rất nhiều trung tâm mở ra các khóa học bơi cho cả người lớn và trẻ em nên bạn có thể dễ dàng đăng ký dù ở bất cứ đâu.

Cho trẻ học bơi là điều quan trọng

Cho trẻ học bơi là điều quan trọng

Việc trang bị kỹ năng bơi lội cho tất cả mọi người đặc biệt cho trẻ em là vô cùng cần thiết. Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh có kỹ năng bơi lội từ khi lưỡng cư trong bụng mẹ. Các em bé sơ sinh dưới 2 tháng tuổi, có thể tự bơi khi cho vào môi trường nước mà không cần trải qua khóa học nào.

Do đó, nhiều gia đình hiện nay cho con tiếp xúc với bộ môn bơi lội ngay từ khi còn là trẻ sơ sinh. Khi bé đã lớn hơn thì cũng cần được khuyến khích học bơi ngay từ sớm. Biết bơi không chỉ giúp giảm thiểu nguy cơ đuối nước mà còn là giải pháp tuyệt vời để bé phát triển toàn diện.

2. Khởi động cơ thể kỹ lưỡng trước khi bơi

Khởi động là bước vô cùng quan trọng mà ai cũng cần thực hiện trước khi bơi. Nhiều tình trạng đuối nước xảy ra do chủ quan khởi động không kỹ. Dù bạn biết bơi hay không biết bơi thì cần đảm bảo quá trình khởi động được diễn ra bài bản, giúp cơ thể dẻo dai, tránh tình trạng chuột rút trong khi bơi dẫn đến đuối nước.

khởi động kỹ trước khi bơi

Khởi động kỹ trước khi bơi

3. Bơi tại những vị trí an toàn

Khi bạn có nhu cầu bơi lội thì chỉ bơi ở các những bể bơi, trung tâm bơi lội có trang bị đầy đủ các thiết bị cứu hộ cần thiết và có người giám sát. Trong trường hợp có nguy hiểm xảy ra thì sẽ có thể được cấp cứu kịp thời. Không bơi lội tại các vùng nước sâu, ven sông, ven hồ,… hay những nơi có nước chảy xiết. Đây là những nơi dễ xảy ra tai nạn đuối nước và rất khó khăn cho công tác ứng cứu.

Bơi tại những vị trí an toàn

Bơi tại những vị trí an toàn

4. Không nên bơi lội ở những nơi có ít người

Đuối nước có thể xảy ra với tất cả mọi người vì vậy bạn không nên chủ quan. Nên bơi lội ở những nơi tập trung đông người, không nên chọn những nơi vắng người để bơi. Đặc biệt, khi bởi lội ở biển thì nên bơi gần bờ, không nên bơi ra xa bờ. Như vậy, trong trường hợp có sự cố xảy ra sẽ nhanh chóng có người phát hiện, kịp thời cứu nạn để không xảy ra các hậu quả nghiêm trọng.

Tafuma Việt Nam vừa giải đáp thắc mắc “đuối nước là gì?” và những thông tin xoay quanh tình trạng đuối nước. Hy vọng qua những chia sẻ của chúng tôi, bạn đọc đã có thêm các thông tin hữu ích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *